Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia dẫn đầu nền kinh tế Châu Á và đều có quan hệ hợp tác gần gũi với Việt Nam. Vậy nên ngoại trừ tiếng Anh thì tiếng Hàn và tiếng Nhật đang là những ngôn ngữ được nhiều bạn trẻ lựa chọn để học tập. Những người mới tiếp cận đều băn khoăn không biết nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật? Hãy cùng Du Học Nhân Văn giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Thông tin so sánh chi tiết nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật
Tiếng Hàn và tiếng Nhật đều là ngôn ngữ tượng hình với cách phát âm độc đáo, tuy nhiên, mỗi thứ tiếng lại có những đặc trưng nổi bật riêng. Vì vậy rất khó để đưa ra nhận định nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật. Hãy cùng tham khảo bảng so sánh chi tiết dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn về 2 ngôn ngữ này:

Tiêu chí so sánh | Tiếng Hàn | Tiếng Nhật |
Bảng chữ cái và chữ viết | – Tiếng Hàn chỉ sử dụng một bảng chữ cái Hangul, với 40 chữ cái, bao gồm 21 nguyên âm và 19 phụ âm. – Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, bảng chữ cái này được sáng tạo dưới triều đại Joseon bởi vua Sejong với mục đích giúp người dân dễ học và dễ viết. | – Tiếng Nhật được nhận định là 1 trong 10 ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. – Tiếng Nhật có đến 3 bảng chữ cái, bao gồm: Hiragana, Katakana, Kanji.
|
Cách phát âm | – Khi học phát âm tiếng Hàn cần chú ý 9 quy tắc: biến âm, nối âm, nhũ âm hóa, vòm âm hóa, mũi âm hóa, trọng âm hóa, bật hơi hóa, giản lược ㅎ, thêm ㄴ và cách phát âm 의. | – Cách phát âm trong tiếng Nhật không quá khó nhưng lại dễ lẫn lộn và tốn nhiều thời gian vì cần phải học đến 3 bộ chữ. – Để phát âm tốt tiếng Nhật, người học cần nắm vững 4 yếu tố: Nguyên âm, trường âm, âm mũi, âm ngắt. – Muốn phát âm tiếng Nhật nghe tự nhiên như người bản xứ cần chú ý thêm nguyên tắc trọng âm. |
Cách viết chữ | – Các chữ cái trong tiếng Hàn được tạo thành từ sự kết hợp của 3 nét cơ bản là: “ㅡ”, “|” và “ㅇ”,. – Khi ghép các chữ cái lại với nhau sẽ tạo thành một từ, nhiều từ tạo thành một câu. Và tiếng Hàn chỉ có nghĩa khi kết hợp phụ âm và nguyên âm lại với nhau. – Quy tắc viết tiếng Hàn khá đơn giản: viết các nét từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và ngắt, nghỉ theo đúng thành phần cấu trúc câu. | – Tiếng Nhật có 3 bảng chữ cái nên sẽ có 3 cách viết khác nhau:
|
Ngữ pháp | – Ngữ pháp tiếng Hàn phức tạp hơn tiếng Nhật vì phải chia động từ, học những mẫu câu thông dụng và phân biệt đúng ngữ cảnh để sử dụng. | – Ngữ pháp tiếng Nhật đơn giản hơn tiếng Hàn vì không cần chia động từ. – Tuy nhiên, cấu tạo ngữ pháp tiếng Nhật có trật tự đảo ngược so với tiếng Việt nên người học dễ bị nhầm lẫn, cụ thể: chủ ngữ – tân ngữ – động từ. |
Kỹ năng nghe | – Với người Việt, tiếng Hàn dễ nghe và khá thuận miệng. – Tiếng Hàn phát âm khá rõ ràng, các âm tiết đều tách riêng nên ít bị trùng lặp hoặc na ná nhau. | – Tiếng Nhật có rất nhiều từ phát âm gần giống nhau, thêm tình trạng nuốt âm hoặc âm gió. Vì thế mà người mới học rất khó phân biệt được các từ vừa nghe. – Tiếng Nhật có nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa nên người học dễ bị nhầm lẫn. – Người Nhật phát âm khá nhanh nên bạn sẽ khó bắt kịp tốc độ của người nói |
Thời gian học | Để học tiếng Hàn đạt được trình độ giao tiếp cơ bản cần thời gian từ 3 đến 6 tháng. | Vì tiếng Nhật có tới 3 bộ chữ cái nên thời gian học phải tốn ít nhất 3 lần so với ngôn ngữ khác. |

Quyết định cuối cùng: nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật?
Nếu chỉ dựa vào những tiêu chí so sánh trên thì dễ dàng nhận thấy tiếng Nhật khó học hơn tiếng Hàn. Tuy nhiên, mọi sự so sánh chỉ mang tính tương đối, nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mục đích học tập của bạn.

Nếu bạn thích Hàn Quốc và ôm giấc mơ du học hoặc xuất khẩu lao động sang Hàn thì sẽ thấy tiếng Hàn dễ học hơn. Còn nếu bạn yêu thích tinh thần võ sĩ đạo hoặc là fan của anime, truyện tranh Nhật Bản thì sẽ sẵn sàng bỏ thời gian để chinh phục tiếng Nhật.
>> Xem thêm:
- Học tiếng Hàn xuất khẩu lao động 2024
- Nên học tiếng Hàn hay tiếng Trung: ngôn ngữ nào dễ hơn?
- Nên học tiếng Hàn hay tiếng Anh?
Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp có thể giúp bạn giải đáp được băn khoăn nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật. Đừng quên dù lựa chọn ngôn ngữ nào thì cũng phải chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực hết mình bạn nhé.